Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Cuộc cách mạng logo của hàng loạt thương hiệu lớn

 trong suốt năm 2013, hàng loạt cạc thương tình tiệm to như Nivea, P&G, Yahoo, Motorola,…hãy đổi thay logo cụm từ trui 

 1. Yahoo 

Logo mới hỉ giữ lại màu thầy giáo tuy rằng lắm sẫm hơn; các ký từ bỏ đều viết lách môn theo cùng đơn thứ tự và kết thúc kè lốt điểm than hứng thú khởi.

Yahoo hở tiễn chân lên hai mẫu trên yahoo.Tumblr.Com ra bán đêm mực tàu năm. Đơn là chữ viết trắng trên nền nghiêm phụ, hai là chữ tía trên phông nền trắng. Mẫu chữ viết cha dễ để ý hơn. Logo hở thay nỗ lực logo xuất hiện giờ trên góc quả mực tàu yahoo.Com.
&Ldquo;Chúng tao muốn có một logo hẵng giữ đặt cội nguồn cụm từ chúng mình (kỳ dị, màu càn với đơn dấu chấm than), trả lời ứng được sự tiến đâm danh thiếp sản phẩm ngữ chúng tôi,” tiến đánh ty Yahoo thông tin trên Tumblr.

 2. Saab 

  

Hãng sinh sản xe pháo hơi Saab đã từ chú điểu sư Trong logo xưa thắng chuyển sang một hình hình mới hiện đại hơn với màu xám nhợt sang.

 3. Tazo 

  

Tazo   thiết kế logo   là yêu hiệu trang lứa chỉ nhằm nửa ở Starbucks. Logo cũ mang cùi cách gothic hở nhằm đánh tráo vách thể font chữ viết gọn, sáng tiêm hơn.

 4. Nivea 

  

Bạn nhiều biết Nivea hẵng rất giáp với logo xưa trường đoản cú tận năm 1925 chả? nhưng mà năm ni, yêu tiệm này vẫn quyết toan lựa tặng tui một hình hình mới mẻ hơn dù giò   thiết kế logo   quá xa tuần đồng khách khứa dính.

 5. Billboard 

Tùng san âm nhạc dính dáng đầu chũm giới Billboard hở quyết toan chuyển tự logo chữ in trải qua chữ viết đền.
 6. Facebook 

Logo  logo  cũ và mới của Facebook chỉ khác nhau ở phần chân chữ viết F. Trong logo mới, đàng gạch mờ đằng dưới chân chữ viết F phanh xoá phắt và chữ viết F không còn bị tắt sườn nữa.

 7. P&G 

   

Procter & Gamble (P&G) ngần dùng logo rất giản dị, tới tháng 5 vừa rồi hãng quyết định dùng lại màng kế vầng trăng (dùng từ những năm 50 hạng cố kỉnh kỷ 19) và đánh mới thêm. Logo mới lược rất lắm hệt máu từ mẫu ta sử dụng hơn đơn nuốm kỷ trước, vốn bị chỉ trích tuyên   thiết kế logo   lan truyền chủ nghĩa ma quỷ.
 8. 21st Century Fox 

Tặng đến tháng 5/2013, ông bao trùm ngành lan truyền thông thạo Rupert Murdoch thuỷ chung đồng thằng thương xót tiệm 20th Century Fox. Nhưng mà có vẻ như sau nè, ông cũng tán thành cùng việc tiễn tiến đánh ty tiến vào vắt kỷ 21.

 9. Motorola 

Khi trở nên đơn làm ty cụm từ Google, Motorola cũng thay đổi logo biếu ăn nhập với màu dung nhan ngữ công ty u và font chữ viết cũng chuyển trường đoản cú chữ viết hoa sang trọng chữ viết đền.

 10. Firefox 

Có lẽ sự thay đổi trong suốt mót phương kế logo mực Firefox   thiết kế logo   là khó dấn ra nhất, tuy nhiên theo nhà cố gắng chước Sean Martell, logo Firefox hãy qua có đổi thay bé trường đoản cú năm 2004 tới ni và logo mới giàu tới 8 chấm khác biệt sánh với ban sơ.

Đại hồi vào mắt lần đầu ra năm 2002, đệ trình phê duyệt Firefox đừng có thằng như ngày nay cơ mà nhằm gọi là Phoenix (phụng hoàng). Tã lót đó, logo hạng hãng là hình một con chim Phượng Hoàng lửa. Tuy nhiên đến năm 2003, tranh chấp tên gọi với một tiến đánh ty khác khiến người min nếu đổi thằng trình thông qua vách Firefox, bởi vì đó logo cũng đổi thay theo vách chú vin lửa như hiện tại.

Theo :http://kienthucthuonghieu.Com/2013-cuoc-cach-mang-logo-cua-hang-loat-thuong-hieu-lon/

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Ý nghĩa logo hãng xe Mazda

Logo hiện nay của Mazda ra đời chưa đầy 10 năm. Trong suốt lịch sử phát triển không hề suôn sẻ gần 90 năm qua, Mazda đã nhiều lần thiết kế logo để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

Ý nghĩa logo hãng xe Mazda


Mazda Motors có nguồn gốc từ Toyo Cork Kogyo Co., Ltd, một công ty nhỏ do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc. Đến năm 1929, công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.

Năm 1934, Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda Motor. Có người cho rằng từ Mazda được lấy từ tên của Matsuda, tượng trưng cho niềm tự hào của người sáng lập ra nó, tuy nhiên, một số người cho rằng chữ Mazda được lấy từ tên của vị thần lửa "Ahura-Mazda", và lý do để Matsuda chọn tên một vị thần chứ không phải tên của dòng họ là từ tính cách của ông: khiêm nhường, duy tâm và luôn khao khát làm cho công ty trở nên nổi tiếng.

Logo Mazda 1956 trên chiếc Carol.

Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors. Cái tên Mazda bị xoá sổ trong suốt 15 năm sau.

Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Sau đó, Mazda bắt tay vào sản xuất hàng loạt những dòng xe như Carol mà đặc biệt là chiếc sedan R360 và dòng Mazda Cosmos với RX-8.

Trước những thành công đạt được về mặt thương mại, năm 1966, Mazda hoàn thành nhà máy sản xuất xe du lịch tại Hiroshima và bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 1975, để thống nhất các sản phẩm của hãng trên toàn thế giới, Mazda thiết kế biểu tượng mới với chữ Mazda được thể hiện theo phong cách mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.

15 năm sau, 1992, người ta thấy xuất hiện biểu tượng mới của Mazda gắn trên lưới tản nhiệt các dòng xe Mazda 323 và 626 - những chiếc xe vẫn còn khá nhiều trên đường phố Việt Nam. Đầu tiên biểu tượng được thiết kế là một hình thoi nằm trong một hình elip, nhưng khi sang thị trường Pháp, Mazda nhận ra rằng nó quá giống với logo của Renault.

Logo năm 1992 (trên) quá giống với của Renault nên đã được sửa lại như bên dưới.

Vì vậy, ngay sau đó Mazda thay đổi dáng của hình thoi, biến nó trở thành ngọn lửa, và về tổng thể, logo vẫn là cách điệu của chữ M đang bay và đang cháy. Thể hiện cho ước vọng vươn lên tầm cao mới của người sáng lập Jujiro Matsuda. Hơn nữa, nó liên quan đến vị thần lửa "Ahura-Mazda", nguồn cảm hứng để Matsuda lấy làm tên cho công ty của mình.

Logo Mazda hiện nay.

Năm 1997, tức là 5 năm sau, nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để thiết kế logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và ổn định. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà Matsuda hằng ao ước.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Ý nghĩa logo ngân hàng Agribank

Tháng 01/1991, Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ 'Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam' viền bao xung quanh, bên trong có chữ viết tắt tiếng Anh: VBA.
Ý nghĩa logo ngân hàng Agribank

Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty, thì hình ảnh, vị thế và uy tín của Agribank dần được khẳng định trong nước và được biết đến trong khu vực và thế giới. Biểu tượng logo trên tiếp tục được Ngân hàng sử dụng và có thay đổi phù hợp với phần tên mới của ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development), với câu định vị thương hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng” được sử dụng cho tới hôm nay.

Ý nghĩa logo ngân hàng VIB

Biểu tượng của VIB được tạo thành bởi 3 chữ V, tượng trưng cho những kết nối và nguồn lực tổng hợp mà chúng tôi đem đến trong quan hệ với khách hàng và đối tác. Ở trung tâm ba chữ V là hình ảnh một trái tim thể hiện khách hàng luôn ở trong trái tim VIB. Về mặt cảm xúc, ba chữ V tạo thành hình tượng con người dang tay thân thiện chào đón, tượng trưng cho tinh thần nhân văn, thể hiện ý tưởng 'Kết nối Nhân văn' của thương hiệu VIB.
Hình dáng chữ VIB cong, mềm mại với chữ V cách điệu như một nụ cười chào đón khách hàng.

Màu xanh và ba gam màu vàng cam ấm áp, đầy sinh lực, tạo ra một không gian rộng lớn, đem lại cảm giác về một môi trường cởi mở, dễ tiếp cận, truyền tải sự thân thiện và tinh thần hợp tác.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Ý nghĩa logo ngân hàng Southern Bank


Logo Southern Bank gồm có 02 phần: biểu tượng và chữ.

Phần biểu tượng nằm ở vị trí bên trái gồm hai khối hình lồng ghép màu xanh và đỏ với khoảng trắng nhỏ ở giữa. Bên cạnh phải hai khối hình lồng ghép là phần Chữ gồm hai chữ Tiếng Anh là Southern Bank có nghĩa là Ngân Hàng Phương Nam.

Màu đỏ mang sắc nóng tượng trưng cho nắng (như Khách hàng). Màu xanh mang sắc lạnh tượng trưng cho mưa (như Ngân hàng Phương Nam). Sự kết hợp của hai màu nóng và lạnh lại với nhau, mang ý nghĩa thuận hòa hai bên đều cần thiết như nhau, để có kết quả tốt đẹp.

Màu xanh được đặt phía trước màu đỏ được ví như Ngân hàng sẽ là động lực đưa khách hàng tiến lên phía trước.



Biểu tượng mang hình ảnh của hai bàn tay nắm vào nhau. Khối hình lồng ghép tạo cảm giác không tách rời, bên cạnh đó cũng được hiểu như chữ S được cách điệu với khỏang trắng bên trong. Khoảng trắng tượng trưng cho vòng quay của đồng vốn Southern Bank luôn luôn luân chuyển và không ngừng phát triển. Chữ S là chữ cái đầu của Southern Bank và S đồng thời cũng là hình ảnh tượng trưng cho bản đồ của Việt Nam; thể hiện thông điệp Southern Bank sẽ phát triển không ngừng và phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng hoạt động hiệu quả, uy tín, và an toàn nhất của Việt Nam.

Biểu tượng và chữ tạo thành một khối vững chắc tạo cho người nhìn có cảm giác an toàn hướng về phía trước.

Hai chữ viết tắt bằng tiếng Anh của Ngân hàng Phương Nam thể hiện sự hiện đại hóa của Ngân hàng nhằm ngụ ý Ngân hàng Phương Nam luôn không ngừng phát triển không chỉ trong hoạt động kinh doanh ở thị trường trong nước mà còn hướng ra thị trường quốc tế, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng trên toàn cầu.

Ý nghĩa logo ngân hàng SCB

Logo thể hiện các ý nghĩa sau: Hình khối cơ bản của logo là hình vuông lồng vào hình tròn, tượng trưng của đồng tiền, thể hiện vai trò xã hội của ngân hàng. Tính âm dương cũng được biểu diễn qua hình khối này: Hình tròn tượng trưng cho trời. Hình vuông tượng trưng cho đất. Sự tương quan đặc rỗng của hai nửa logo. Sự tương quan nóng lạnh của hai màu đỏ và xanh. Năm gạch tượng trưng cho âm dương ngũ hành và lý trí của con người.
Ý nghĩa logo ngân hàng SCB

Logo thể hiện chữ S (Sài Gòn) và chữ BANK được lồng vào nhau chặt chẽ và thanh thoát.
Liên hệ : Thiết kế logo

Ý nghĩa logo Ngân hàng Vietinbank

Logo thương hiệu của Ngân hàng Công thương Việt Nam gồm 2 phần: Các chữ cái VietinBank và biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hòa hợp giữa Trời và đất, Âm và Dương. Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quĩ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất trong vũ trụ.
Câu định vị thương hiệu: 'Nâng giá trị cuộc sống' nhấn mạnh tính Hiệu quả, là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam thể hiện sự tận tâm của VietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp giàu ý nghĩa.


Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng. VietinBank – với thông điệp 'Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại' khẳng định ba nét tính cách thương hiệu của VietinBank, hàm ý chỉ sự nhất quán và vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện ích tối ưu cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Thiết kế logo nội thất


Bạn đang kinh doanh đồ nội thất? bạn muốn gây ấn tượng với khách hàng ngay khi nhìn thấy nhãn hiệu trên sản phẩm của bạn, việc thiết kế logo nội thất chuyên nghiệp sẽ giúp công ty bạn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn một số mẫu thiết kế logo ngành nội thất đẹp đã được chúng tôi thiết kế:

THIẾT KẾ LOGO NỘI THẤT HOMELUX

THIẾT KẾ LOGO & NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NỘI THẤT CAO CẤP MOLUX


Thiết kế logo thương hiệu nội thất cao cấp MOLUX


THIẾT KẾ LOGO NHÃN HIỆU TỦ BẾP CAO CẤP CASTA
Thiết kế logo nhãn hiệu tủ bếp cao cấp Casta

THIẾT KẾ LOGO NỘI THẤT CAO CẤP FANCOM
Thiết kế logo nội thất cao cấp Fancom

THIẾT KẾ LOGO PHÚ THẮNG


Thiết kế logo Phú Thắng



Nếu bạn có nhu cầu thiết kế logo cho công ty nội thất của mình hay liên hệ với Sao Kim theo thông tin dưới đây để được tư vấn:



CÔNG TY TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO THƯƠNG HIỆU SAO KIM

Văn phòng tại Hà Nội: P.1403 - Tòa nhà 29T1 - Hoàng Đạo Thúy - Cầu Giấy 
Hotline: 0944.472.532 Tel : (04) 6282 4370 / 8585 1515 Fax: (04) 6282 4371

Văn phòng tại TP.HCM: Lầu 4, số 49 Hoàng Văn Thụ - P.15 - Phú Nhuận
Hotline: 0903.667.535 Tel: (08) 399 58 189 / 399 58 190 Fax: (08) 3995 8190Email: contact@saokim.com.vn Website: www.saokim.com.vn www.logoart.vn


Tiêu chí lựa chọn công ty thiết kế logo

Có một mẫu logo sáng tạo, ấn tượng, truyền tải xuất sắc thông điệp của thương hiệu chắc chắn là mong muốn của tất cả doanh nghiệp. Như một cách ví von « logo là linh hồn của doanh nghiệp », vì thế lựa chọn đơn vị thiết kế logo đáp ứng những kỳ vọng của bạn quả là vấn đề nan giải. 07 tiêu chí tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề nan giải này.

Tiêu chí lựa chọn công ty thiết kế logo

Khi lựa chọn đơn vị thiết kế logo cho doanh nghiệp bạn hãy đừng vội vàng và cảm tính. Đừng chỉ căn cứ vào mức giá và rồi đưa ra một quyết định sai lầm và hình ảnh thương hiệu của bạn phải gánh trọn tổn thất. Dưới đây là những gì bạn cần biết về một đơn vị thiết kế logo chuyên nghiệp.

1. DANH TIẾNG

Bạn đã bao giờ nghe đến tên đơn vị thiết kế này chưa ? Có ai nói về họ không ? Bạn chỉ mới tìm kiếm được 01 đường link trên công cụ tìm kiếm và danh tiếng của đơn vị này chỉ vẻn vẹn có như vậy. Chớ có mắc lừa ! Hãy xem thật cẩn thận họ là ai ? Đã có ai nhắc đến họ trong cộng đồng của mình chưa ? Danh tiếng không đảm bảo mẫu thiết kế logo đẹp nhưng ít ra bạn cũng có được niềm tin từ sự chứng thực của những người khác.

2. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bạn đã xem những sản phẩm mà đơn vị này từng thực hiện chưa ? Nếu chưa hãy vào những mục như Gallery, Mẫu thiết kế, Dự án, Sản phẩm … trên website để xem các sản phẩm của họ. Đôi khi một số đơn vị thiết kế đưa các sản phẩm của mình vào một porfolio hay profile công ty để bạn tiện theo dõi. Hãy download về và xem nhé. Tuy nhiên, đôi khi xem nhiều mẫu thiết kế cũng chưa đủ. Bạn cần phải để ý đến chất lượng của các sản phẩm thiết kế. Mẫu logo có ý tưởng gì độc đáo không ? Nó có ấn tượng và khơi gợi cảm xúc không ? Mầu sắc và hình khối của nó có đơn giản và dễ in ấn không ? … Tóm lại là chất lượng luôn phải song hành cùng số lượng sản phẩm – dự án.

3. NĂNG LỰC CÔNG TY

Các công ty thiết kế logo thường có quy mô nhỏ. Đôi khi chỉ 1 – 2 họa sỹ thiết kế thực hiện công việc. Bạn cần tìm hiểu xem quy mô và năng lực đơn vị thiết kế ra sao. Hỏi họ cung cấp hồ sơ năng lực cho bạn. Những thông tin bạn có được sẽ cho phép bạn đánh giá về họ một cách đầy đủ hơn. Thêm vào đó, thiết kế logo không chỉ là thiết kế đồ họa. Một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp thì không chỉ có nghiệp vụ thiết kế. Họ thường là một đơn vị tư vấn thương hiệu có khả năng tư vấn giúp bạn từ chiến lược thương hiệu đến ý tưởng sáng tạo.

4. TÀI LIỆU ẤN PHẨM NHẬN ĐƯỢC


Một trong những cách đánh giá tốt nhất mức độ chuyên nghiệp của đơn vị thiết kế là thông qua tài liệu họ gửi cho bạn. Bộ tài liệu bạn nhận được thường là hồ sơ năng lực công ty, portfolio, bản câu hỏi về yêu cầu thiết kế logo (định hướng sáng tạo logo) và báo giá dịch vụ. Một lần nữa bạn có điều kiện xem xét mức độ chuyên nghiệp thông qua các tài liệu này.

5. KHẢ NĂNG TƯ VẤN CỦA CHUYÊN VIÊN

Một tổ chức chuyên nghiệp được tạo ra từ những con người chuyên nghiệp. Một công ty thiết kế logo tốt chắc chắn có những chuyên viên am hiểu về lĩnh vực của mình. Hãy nhấc điện thoại và thực hiện một cuộc trao đổi với họ. Bạn sẽ biết ngay đây có phải là người đồng hành với mình trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay không? Bạn cần lưu ý điều gì: Nhân viên tư vấn có thực sự tư vấn cho bạn hay không ? Họ có đưa ra được quy trình làm việc cho bạn ngay không ? Họ có tạo cho bạn cảm giác tin cậy và chuyên nghiệp không ?

6. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Thời gian để thực hiện dự án thiết kế logo là bao lâu ? Tất nhiên nhanh không phải là tốt, nhưng chậm quá thì không thể chấp nhận được. Một dự án thiết kế logo có thể mất từ 1-2 tuần để thực hiện. Bạn sẽ nhận được nhiều phương án thiết kế cũng như hiệu chỉnh trong thời gian đó. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận được sản phẩm đầu tiên trong vòng không quá 10 ngày. Lâu hơn thế là bạn đang đánh mất chi phí cơ hội đó.

7. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

Thêm một điểm nữa vô cùng quan trọng. Đó là khả năng tiếp cận đơn vị thiết kế. Khi bạn tìm kiếm thông tin bạn phải dễ dàng tìm thấy họ. Nếu không bạn sẽ không có cơ hội để đánh giá đơn vị đó. Ngoài ra, ai sẽ là người phụ trách dự án của bạn? Họ có cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ không? Khi cần gặp gỡ trực tiếp để trao đổi bạn có thể đến văn phòng làm việc của họ không? … Trên đây là 7 tiêu chí giúp bạn lựa chọn đơn vị thiết kế logo chuyên nghiệp. Chúc bạn luôn sáng suốt để có sự lựa chọn phù hợp. Nếu còn có tiêu chí nào tôi chưa nêu trong danh sách này thì có nghĩa là bạn nên bổ sung vào phần Nhận xét phía dưới đó!

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng ,
Brand Strategy Consultant
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Ý nghĩa logo hãng phim Columbia

Vào năm 1919, Harry, Jack Cohn và Joe Brandt "đặt gạch" cho hãng Columbia dưới cái tên vô cùng đơn giản, hãng phim Cohn – Brandt – Cohn.



Rất nhiều xuất phẩm điện ảnh thời kỳ đầu của studio được sản xuất bằng kinh phí thấp nên chất lượng không cao. Thế là, người ta đã ví von cái tên CBC là "Corned Beef and Cabbage" (Tạm dịch: "Bò Thái Lát và Bắp Cải").

Năm 1924, anh em nhà Cohn đã mua lại số cổ phần từ Brandt và chuyển tên thành Columbia Pictures nhằm cải thiện uy tín của hãng phim.





Thiết kế logo của hãng chính là Columbia, hình tượng văn học tượng trưng cho nữ giới ở Hoa Kỳ (cũng hao hao giống với hình tượng Nàng Kiều của chúng ta đấy các bạn).

Bản vẽ được hoàn thành trong năm 1924 dưới tiêu đề "Torch Lady". Và cho đến tận bây giờ, vẫn có hàng chục người phụ nữ tranh nhau nhận mình là Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc.



Người Thiếu Nữ Cầm Đuốc hiện đại nhất được hãng Sony giao cho họa sĩ tài ba Michael J. Deas thiết kế.

Mặc dù, hầu hết khán giả đều cho rằng nữ diễn viên Annette Bening được J. Deas lấy làm mẫu nhưng thực chất, người mẫu cho kiệt tác hoạt họa này lại là Jenny Joseph, một nữ nghệ sĩ sống tại Louisiana.

    KIẾN THỨC THIẾT KẾ LOGO

    TẠI SAO CẦN THIẾT KẾ LOGO